Monday, November 13, 2017

Quy trình lắp dựng nhà tiền chế chuyên nghiệp P2

Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến 3 giai đoạn cụ thể trong quy trình lắp dựng nhà tiền chế chuyên nghiệp. Bao gồm lắp đặt và kiểm tra bu lông móng; Vận chuyển vật liệu, cấu kiện về nơi cần lắp; Làm sạch cấu kiện và tổ hợp cấu kiện thép trên mặt đất. Những giai đoạn này tưởng chừng như đơn giản. Nhưng trên thực tế, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công trình tổng.


Để đảm bảo chất lượng của một công trình nhà tiền chế lớn. Thì những chi tiết nhỏ bên trong phải được đảm bảo. Trong những chi tiết này, đặc biệt phải quan tâm đến quy trình lắp dựng. Dưới đây là chi tiết của những khâu lắp khung, hệ giằng cột, hệ giằng mái, xà gồ tường, giằng cánh; Lập báo cáo tổng thể xin được phép tiến hành bao che; Đổ vữa chân cột và lắp tôn mái.



1. Lắp khung, hệ giằng cột, hệ giằng mái, xà gồ tường, giằng cánh


[caption id="attachment_2971" align="aligncenter" width="800"]QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ CHUYÊN NGHIỆP P2 Với bất kỳ khâu lắp dụng khung nhà, giằng kèo... nào, đều phải chụp ảnh, ghi chép lại đầy đủ[/caption]

Bất cứ cấu kiện nào được lắp đều cần phải được chụp ảnh, ghi vào biên bản. Nhật ký công trường phải có số hiệu của nó. So sánh số hiệu của cấu kiện với số hiệu có trên bản vẽ. Biên bản cần được xác nhận của người chỉ huy lắp dựng. Có chữ ký của bên tư vấn giám sát, nhà thầu chính.


Ngoài ra, nhật ký công trường còn phải theo dõi tình trạng thiết bị nâng hạ. Tình trạng giằng tạm, giằng chính neo giữ kết cấu. Kiểm tra cao độ và độ phẳng của khung. Lực căng trong bu- lông và nên sử dụng cáp lụa mềm trong quá trình lắp cấu kiện. Cùng với đó là lớp bảo vệ bằng vật liệu mềm để tránh bong tróc, xước sơn.


Cột trong kết cấu nhà tiền chế được cần cẩu nhấc lên theo phương thẳng đứng. Người lái cần trục và công nhân lắp dựng đưa chân cột vào cụm bu lông neo. Sau đó đai ốc được vặn vào bu- lông neo để giữ chân cột. Còn giằng tạm được neo để giữ đầu cột.


Đối với lắp dầm, tại vị trí liên kết... Công nhân lắp dựng chờ sẵn trên giáo hay trên xe nâng với bu lông, dụng cụ. Cẩu và công nhân trên mặt đất lái dầm vào vị trí cần lắp ghép. Công nhân lắp dựng sau đó sẽ chỉnh cho mối liên kết dầm cột vào khít nhau. Rồi tiến hành bắt bu lông liên kết. Việc lắp kèo mái cũng tương tự.


Đối với nhà có sàn lửng hay dầm cầu trục. Thì sàn lửng, dầm cầu trục được lắp trước khi lắp kèo và xà gồ mái. Vì nếu nếu làm ngược lại, chúng sẽ hạn chế độ vươn của cần cẩu, cố định đầu cột. Do đó, việc lắp dầm sàn lửng ở khoảng giữa cột sẽ khó khăn hơn.


Ngoài ra, trong tính toán thiết kế thì cột thường được cho là được giằng bởi sàn lửng và dầm cầu trục. Nếu lắp khung trước mà không có dầm cầu trục hay sàn lửng. Thì lúc đó cột không được giằng dẫn đến phần kết cấu được lắp kém ổn định và nguy hiểm hơn..


Với xà gồ mái, người ta buộc thành bó đối với xà gồ nhẹ. Và sử dụng cần cẩu để đưa lên kèo mái. Sau đó công nhân ở hai kèo sẽ lắp từng xà gồ vào đúng vị trí của nó. Trong trường hợp xà gồ nặng, mỗi lần cần cẩu sẽ đưa từng xà gồ vào vị trí lắp đặt. Quá trình này phụ thuộc vào tay lái của người điều khiển cần cẩu, xe nâng.


Đặc biệt, với khung loại "cột và dầm". Đầu cột không chỉ phải được liên kết với hệ giằng mà còn được liên kết với dầm mái,. Trong đó, dầm mái lại có nhiều xà gồ mái nối với phần ổn định của nhà. Nên mức độ kết nối của khung đầu hồi này với hệ giằng là khá nhiều. Trong khi đó, loại khung đầu hồi dạng "khung cứng" lại chỉ có một liên kết. Liên kết này nối đầu cột với hệ giằng thông qua xà gồ mái hay dầm dộc nhà. Vì thế nên liên kết này cần được đặc biệt chú ý lắp đặt theo thiết kế..



2. Lập báo cáo tổng thể xin được phép tiến hành phần bao che


[caption id="attachment_2972" align="aligncenter" width="800"]QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ CHUYÊN NGHIỆP P2 Cần đảm bảo hình chụp, thống số, kích thước của cấu kiện trước khi lập hồ sơ xin phép thi công phần bao che[/caption]

Nhà lắp dựng cần phải làm văn bản yêu cầu xin tiến hành làm phần bao che. Hồ sơ để lấy được giấy cho phép này bao gồm:



  • Nhật ký công trường từng ngày, ảnh chụp, bản vẽ... Chứng minh được số hiệu của mỗi cấu kiện lắp thực tế đúng như đã chỉ ra trên bản vẽ lắp dựng.

  • Biên bản, ảnh chụp, bản vẽ chứng minh được mỗi mối nối bu lông đều theo đúng bản vẽ. Về số lượng, chủng loại, kích thước của bu lông. Và lực căng trong bu lông theo đúng yêu cầu.

  • Có thể chia mối nối ra theo loại và trục của nhà.

  • Biên bản, ảnh chụp, bản vẽ xác nhận mối nối cột đầu hồi đảm bảo yêu cầu xây dựng.

  • Báo cáo, ảnh chụp, bản vẽ chứng minh được cao độ và độ thẳng đứng của cột theo đúng yêu cầu.

  • Biên bản và ảnh chụp xác nhận hệ giằng thép tròn hay giằng cáp đã được căng.

  • Biên bản và ảnh chụp xác nhận xà gồ mái, xà gồ tường đã được chỉnh thẳng. Mối nối xầ gồ với khung theo đúng bản vẽ và bu lông được siết đạt yêu cầu.

  • Biên bản và ảnh chụp xác nhận dầm cầu chạy đã được điều chỉnh đạt yêu cầu về cao độ, độ thẳng và liên kết.

3. Đổ vữa chân cột


[caption id="attachment_2973" align="aligncenter" width="800"]QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ CHUYÊN NGHIỆP P2 Vữa chân cột cần đảm bảo cường độ cao, không co ngót[/caption]

Thường được thực hiện bởi thầy chính hay nhà thầy phần xây dựng, bê tông. Vữa chân cột thường là loại không co ngót, có cường độ cao.



4. Lắp tôn mái


[caption id="attachment_2974" align="aligncenter" width="800"]QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ CHUYÊN NGHIỆP P2 Tôn mái nên được lắp trước để thuận tiện cho quá trình thi công[/caption]

Theo chỉ dẫn của nhà cung cấp thì tôn tường được lắp trước. Xong trên thực tế thì tôn mái thường được lắp trước vì những lý do sau:



  • Sớm có mái che cho máy móc, các hệ thống kỹ thuật (điện, nước, điều hòa...), thiết bị sản xuất của chủ đầu tư. Khi chúng được vận chuyển đến công trường.

  • Nếu lắp tôn tường trước thì các nhà thầu khác ... Có thể làm bẩn hoặc bẹp tôn tường trong quá trình thi công công trình của họ.

  • Tôn tường chỉ có thể được lắp khi phần chân tường bằng bê tông hay gạch được làm trước. Như vậy cũng có nghĩa là nó phụ thuộc vào nhà thầu khác. Do đó, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình xây dựng.

  • Ngoài ra, heo xu hướng hiện nay... Các loại tôn mái có dùng vít để bắt trực tiếp vào xà gồ ngày càng ít được dùng. Vì có nhiều nguy cơ gây dột cao. Chủ đầu tư cũng không thích mái có mối nối tôn cũng vì nguy cơ dột tại mối nối.

Thông thường, nhà cung cấp sẽ mang máy cán tôn di động. Và các cuộn tôn đến công trường để cán thành tôn mái. Vị trí cán tôn tốt nhất là đầu hồi nhà. Vì sẽ tiện cho việc cẩu lên mái. Mỗi lần cẩu từ 10- 15 tấm. Các tấm tôn mái này được treo vào một dàn thép nhẹ. Sau đó cần cẩu nhấc tôn lên mái. Lên đến mái, tôn được đặt vào các giá thép hình chữ nhật. Các giá thép này đều có bánh xe có thể lăn trên xà gồ. Giá thép này có một liên kết móc vào xà gồ sao cho không bị rơi xuống đất.


Việc vận chuyển tôn lên mái là nguy hiểm. Thế nên công nhân phải móc thắt lưng an toàn vào giá thép có bánh xe. Lưới an toàn cũng phải được treo dưới xà gồ. Để nếu có bị rơi thì sẽ có hệ thống lưới đỡ. Sau khi đẩy tôn lên đến vị trí cần thiết . Các công nhân nhấc từng tấm tôn hạ xuống vị trí tập kết. Khoảng cách giữa các chồng tôn này chính là tích số lượng tấm tôn với chiều rộng của mỗi tấm.


Tiếp đó, công nhân sẽ đặt 4- 5 dải tôn mái liền kết nhau. Dùng sàn đó để trải bông cách nhiệt mái. Dùng băng dính hai mặt dán vào xà gồ biên vào xà gồ tại chỗ nối bông cách nhiệt sau đó nhấc bông đã trải trước đó và dán vào xà gồ nhờ băng dính 2 mặt. Bông cách nhiệt cần được kéo căng để mặt màng che phía dưới của bông không bị nhăn. Dải bông phải thẳng và vuông góc với xà gồ mái.


Sau khi trải bông cách nhiệt và tôn mái như thế. Được khoảng 15- 20 dải thì tiến hành móc kép tôn vào xà gồ mái. Móc các hèm tôn với nhau để chuẩn bị cho việc nối tôn. Neo tôn mái vào xà gồ bằng cách ép chặt các hèm nối. Đối với loại tôn mái mà liên kết trực tiếp với xà gồ bằng vít tự khoan thì việc  lợp mái sẽ đơn giản hơn. Mỗi tấm tôn sau khi được chỉnh thẳng theo chiều dọc và chiều ngang nhà sẽ được cố định ngay bằng vít tự khoan.



4. Lắp tôn tường


[caption id="attachment_2976" align="aligncenter" width="800"]QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ TIỀN CHẾ CHUYÊN NGHIỆP P2 Diềm che tường cần phải được cố định trước khi lắp dựng tường[/caption]

Xà gồ tường phải được chống tạm bằng cách thanh gỗ để xà gồ không bị võng. Nếu nhịp nhỏ hơn 8m thì cần chống ở giữa nhịp. Nếu nhịp lớn hơn 8m thì cần chống ở 1/3 và 2/3 nhịp. Diềm che chân tường cần được cố định trước khi lắp tôn tường. Khi cố định thép góc vào tường... Cần phải căng dây để bảo đảm nó thẳng và theo đúng mép ngoài của xà gồ tường.


Đồng thời, mặt bằng nền đất dọc theo tường cần phải được làm phẳng và chặt. Để phục vụ cho việc kê giáo và di chuyển giáo. Bông cách nhiệt được trải từ trên mái. Và được giữ tạm bằng băng dính hai mặt. Ở phía dưới, bông cách nhiệt cũng được cố định vào diềm che chân tường bằng keo hai mặt.


Các bông cách nhiệt được nối với nhau theo chiều dọc bằng kim loại. Sau đó, người ta kéo tôn lên, giữ nó ở vị trí cần lắp và cố định với xà gồ tường bằng vít tự khoan. Cuối cùng chỉ cần lau sạch tấm tôn tường ngay sau khi lắp xong và kiểm tra định kỳ độ thẳng của tôn bằng dọi.


Mọi chi tiết đóng góp, thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc các bạn luôn vui khỏe, thành công.


CÔNG TY THẾ GIỚI XÂY DỰNG


Địa chỉ: 74 Đường 30/4, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp.HCM


Email: lienhe@thegioixaydung.com


Hotline: 028 6280 6789

Share This

No comments:

Post a Comment

LIÊN HỆ

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *