Phân loại cốt liệu
Hiện nay có 2 loại cốt liệu bê tông đó chính là cốt liệu nhỏ (cốt liệu mịn) như cát, đá mạt, đá xay và cốt liệu lớn (cốt liệu thô) như đá, sỏi. Hai cốt liệu này sẽ được liên kết với nhau bởi chất kết dính (xin măng, nước, phụ gia).
- Cốt liệu nhẹ giống như bộ xương chịu lực cho vữa, giúp tăng sản lượng vữa, giảm tình trạng co ngót. Có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng. Chất lượng cát có vai trò quan trọng để tạo nên chất lượng của vữa.
- Cốt liệu lớn sẽ tạo nên bộ khung chịu lực cho bê tông tươi. Sỏi có hình dạng tròn, nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ của bê tông thấp hơn dùng đá dăm.
Yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu bê tông
Cốt liệu nhẹ
- Chất lượng của cát để chế tạo bê tông nặng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt, độ lớn và hàm lượng các tạp chất.
- Độ rỗng của cát nhỏ, lượng xi măng sẽ ít, cường độ của bê tông sẽ cao.
- Độ lớn của cát cũng có ảnh hưởng đến lượng xi măng cần dùng để chế tạo hỗn hợp vữa.
- Cát càng sạch thì chất lượng bê tông càng tốt. Đối với mác > 400 thì hàm lượng bùn, bụi sét không được lớn hơn 1% khối lượng cát.
- Thế tích cát bị biến đổi khi cát bị ẩm, cụ thể ở độ ẩm 4-6% thể tích của cát có thể tăng 20-30%. Do đó cần hiệu chỉnh lại thể tích cát theo độ ẩm thực tế.
Đường kính cỡ hạt cát lớn nhất của nguyên liệu được chọn không vượt quá 1/5 kích thước nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn. Không vượt quá 3/4 kích thước thông thủy giữa hai thanh cốt thép kề nhau. Không vượt quá 1/3 chiều dày tấm, bản. Không vượt quá 1/3 đường kính trong của ống bơm bê tông thương phẩm.
Cốt liệu nặng
- Có 4 loại kích thước đá sỏi như sau: 5-10 mm, >10 đến 20 mm, >20 đến 40 mm, >40 đến 70 mm.
- Cũng theo quy định hàm lượng tạp chất sunfat và sunfit trong đá, sỏi không được vượt quá 1% theo khối lượng.
Lưu ý: Tùy vào cường độ bê tông mà chúng ta sẽ có cách cấp phối sau cho phù hợp nhất. Trong bê tông chất lượng cao nên sử dụng các cốt liệu có nguồn gốc đá vôi, đá granit, đá quắc, đá bazan. Các loại đá đó có cường độ cao và cho các tính năng cơ học và vật lý ổn định. Đối với bê tông cốt liệu nhẹ sử dụng có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.
Bê tông đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều loại công trình, hiểu rõ về cốt liệu thành phần chính tạo nên bê tông sẽ giúp bạn có giải pháp phù hợp để tạo nên bê tông chất lượng. Khi có nhu cầu bạn hãy liên hệ đến công ty xây nhà xưởng Thế Giới Xây Dựng chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Liên hệ Thế Giới Xây Dựng qua hotline: 08 6280 6789
No comments:
Post a Comment