Tuesday, September 5, 2017

Tìm hiểu về các loại móng trong xây dựng

 

Móng là bộ phần nằm cuối cùng của công trình nó có nhiệm vụ truyền toàn bộ tải trọng của nhà xuống nền và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền tránh tình trạng sụt lún cũng như đảm bảo các tiêu chí an toàn khác. Móng có vai trò rất quan trọng nó quyết định sự bền vững, thời gian sử dụng, giá thành,… của nhà. Trong trường hợp công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng móng lại bị hỏng thì việc cải tạo sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất rất nhiều thời gian

Chiều cao của móng được tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm chân móng, thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên cao hơn mặt đất tự nhiên và đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2. Đỉnh móng thường rộng hơn tường và cột, tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Mọi người cũng cần biết đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng của tất cả các loại công trình.

Các loại móng nhà trong xây dựng


Xét theo chiều sâu móng thì ta có 2 loại: móng nông và móng sâu.
  • Móng nông được xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại.

  • Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Một số loại móng sâu như: Móng giếng chìm, móng cọc, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu. Móng cọc là loại phổ biến nhất.


Theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có các loại: móng đơn, móng băng và móng bè.

Móng đơn


Móng đơn nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất với nhiều hình dạng là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn rất đa dạng như: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Trong đó móng đơn là tiết kiệm chi phí nhất.

Móng băng


Móng băng (móng liên tục) là loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Thường chỉ chọn thi công móng băng khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc cân bằng độ lún giữa các cột, hoặc dưới tường. Móng băng thường dùng trong xây dựng dân dụng hơn thay vì nhà xưởng công nghiệp do nó lún đều hơn và dễ thi công. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m, nếu chiều rộng > 1,5m thì nên dùng móng bè để tiết kiệm hơn. Lưu ý cần phải thiết kế móng băng hợp lý để tránh lún lệch.



Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
  • Móng băng sử dụng trong xây dựng thường có 3 loại: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Kinh nghiệm khi sử dụng móng băng


Nếu là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì nên thay bằng móng băng mềm để tiết kiệm chi phí hơn. Nếu bị hạn chế chiều sâu móng hoặc công trình cần có móng ổn định, hoặc cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi đế móng là bê tông cốt thép thì nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.

Móng băng còn rất có lợi trong việc công trình có tầng hầm nó có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng lớn hơn hoặc bằng 0,4m và đỉnh móng sẽ nằm dưới sàn.

Những những loại móng được nêu ở trên thì còn có một số loại móng khác, khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp về kết cấu cho công trình.
Share This

No comments:

Post a Comment

LIÊN HỆ

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *