Lắp ráp kết cấu hàn là khâu quan trọng cần đảm bảo kỹ thuật trong xây dựng nhà tiền chế. Ở khâu này, người ta sẽ tập hợp những bộ phận kết cấu từ những chi tiết riêng biệt, được chế tạo theo bản vẽ thi công. Việc lắp ráp kết cấu hàn tiền chế thông thường sẽ được thực hiện theo hai phương thức là phương pháp lấy dấu hoặc theo mẫu bằng hàn đính.
[caption id="attachment_2938" align="aligncenter" width="800"] Một mẫu nhà tiền chế đang trong giai đoạn lắp dựng tại Bình Dương[/caption]
>> Mời tham khảo bài viết LÀM KHO XƯỞNG ĐÔNG LẠNH TỪ NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
1. Lắp các bộ phận theo kết cấu lấy dấu
Đây là phương pháp ghép những bộ phận kết cấu có khối lượng không lớn dựa vào dấu đã vạch. Để lắp ráp được những kết cấu theo dấu, người ta trang bị những bệ nhỏ ngay trong phân xưởng lắp ráp.
[caption id="attachment_2939" align="aligncenter" width="800"] Bệ đỡ được thiết kế gồm dầm chữ I, ụ đỡ và thanh ngang[/caption]
- Bệ lắp ráp bao gồm dầm chữ I, ụ đỡ và bản ngang hàn với bản cánh trên của dầm. Tác dụng của bản ngang là để tránh cho dầm bị hư hỏng, còn nếu bản ngang bị hư hỏng thì bắt buộc phải thay mới.
- Bệ lắp ráp được đặt theo đường chuẩn, đổ bê tông thành những móng băng nhằm truyền trọng lượng của kết cấu lắp lên đất. Ở phân đoạn lắp ráp những bệ này đặt cách nhau 1 mét rưỡi đến 2 mét rưỡi tùy vào dạng của kết cấu lắp ráp.
- Khi lắp ráp theo dấu, thợ lắp ráp dùng dụng cụ lấy dầu vạch lên bề mặt của một chi tiết tấm kề với chi tiết khác. Lúc lấy dấu, thợ lắp ráp phải tính lượng dư gia công, lượng co ngót do hàn. Ví như đường xác định vị trí của các sườn cứng được vạch với khoảng cách giữa chúng lớn hơn thiết kế một chút để đảm bảo tính năng sử dụng.
- Khi lắp ráp cần phải đặc biệt chú ý kích thước hình học của kết cấu và khe hở thiết kế giữa các chi tiết ở chỗ hàn.
- Giảm kích thước khe hở ở chỗ mối nối có thể gây ra hàng không thấu, làm giảm cường độ của mối hàn. Ngược lại, nếu tăng kích thước khe hở của mối nối sẽ dẫn đến tăng khối lượng kim loại hàn đắp, khối lượng chế tạo kết cấu. Đường hàn của tiết diện tăng lên có thể gây ra ứng suất hàn phụ và gây ra biến dạng kết cấu cảu những bộ phận riêng biệt của nó.
- Trong phạm vi ở chỗ làm việc, chỉ nên vận chuyển thủ công đối với chi tiết có trọng lượng dưới 20kg, những chi tiết lớn nên sử dụng cần cầu để đảm bảo an toàn và tiết kiệm sức người.
- Khi các định số lượng mối hàn đính phải tính cường độ của chúng, ứng lực phát sinh khi chuyên chở, đảo lật lúc kết cấu còn chưa được hàn đắp. Những mối hàn đính, nối các chi tiết với nhau thường có chiều cao từ 4- 6mm, dài 40- 60mm và bố trí chúng cách nhau khoảng 400- 600mm.
- Đối với kết cấu thép hợp kim thấp, thép gia nhiệt cần sử dụng chế độ hàn riêng. Chỉ nên hàn đính ở những chỗ mà khi hàn chính thức sẽ hàn chồng lên nó vì nếu không quá trình tấy sạch mối hàn đính sẽ mất rất nhiều thời gian.
- Sau khi lắp ráp kết cấu xong thì đóng nhãn mác. Tại những chỗ nhìn thấy, viết cụ thể số hiệu đơn đặt hàng của nhà máy, số hiệu bản vẽ và mác kết cấu bằng sơn màu trắng.
- Lắp ráp theo lấy dấu là công việc gồm những thao tác tốn sức, chính vì thế nên khi có điều kiện tốt chức hợp lý, kinh tế hơn, mong muốn hoàn thiện nhanh hơn thì người ta thường sử dụng phương pháp lắp ráp theo mẫu.
2. Lắp các bộ phận kết cấu theo mẫu
Những chi tiết như dàn vì kèo, lưới phẳng, dàn chống mái, hệ giằng thường sẽ được lắp ráp theo mẫu. Ở phương pháp này, mẫu là nguyên liệu quan trọng quy định chất lượng, độ chuẩn xác của toàn bộ hệ thống nên sau khi sản xuất mẫu xong, kiểm định kỹ lưỡng về kích thước thì nó mới được sử dụng để lắp dàn.
[caption id="attachment_2940" align="aligncenter" width="800"] Mẫu lắp ráp của nhà tiền chế cần đảm bảo tính chính xác về kích thước[/caption]
- Mẫu là kết cấu được chế tạo riêng, nó có những cơ cấu cần thiết để cố định chi tiết kết cấu ở vị trí thiết kế và để kẹp chặt chúng với nhau ở vị trí cần thiết cho đến khi lắp xong và tiến hành hàn đính. Nhờ mẫu có thể tiến hành lắp ráp từng bộ phận riêng biệt của kết cấu cũng như lắp toàn bộ kết cấu.
- Mẫu được chia làm hai loại là mẫu chuyên dụng và mẫu vạn năng. Trong đó, mẫu chuyên dụng được chế tạo để lắp ráp kết cấu của một công trình bất kỳ, sau khi sử dụng thì phá bỏ. Mẫu vạn năng dùng cho những kết cấu cùng kiểu, cáu kiện của nhà, công trình khác nhau. Khi chuyển từ lắp một cấu kiện này sang lắp một cấu kiện khác thì yêu cầu chế tạo và sửa lại mẫu không lớn.
- Việc lắp ráp kết cấu nhà tiền chế theo mẫu cho năng suất cao hơn hẳn so với phương pháp lấy dấu từ 30- 40%, đồng thời kích thước của kết cấu cũng chính xác hơn rất nhiều.
- Những mẫu chuyên dụng dùng để lắp ráp những kết cấu của một công trình nào đó thường được thực hiện đơn giản hơn, không có tính vạn năng, mức độ cơ giới hóa thao tác lắp ít hơn.
Lắp ráp các cấu kiện trong nhà tiền chế là một công việc vất vả và khó khăn, chính vì thế người thợ cần phải có chuyên môn, sự sáng suốt để chọn lựa được phương pháp lắp dựng phù hợp. Mọi chi tiết thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
>> Xem thêm KỸ THUẬT LẮP DỰNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ
https://www.youtube.com/watch?v=9VnG8yjgWEg
Trụ sở: 74 Đường 30/4, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp.HCM
Email: lienhe@thegioixaydung.com
Hotline: 028 6280 6789
No comments:
Post a Comment