Mục đích kê thép dầm sàn là bảo vệ lớp cốt thép. Tuy nhiên trong thực tế rất ít công trình thực hiện được điều này nếu có khá sơ xài và mang tính chủ quan rất nhiều. Nguyên nhân do đơn vị thi công không có nhiều kinh nghiệm, phần do giám sát không chặt chẽ, ít quan tâm đến bên thi công.
Những khái niệm quan trọng mà bạn cần phải biết
Dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng, được sử dụng trong sàn nhà công nghiệp, tùy theo nhịp và tải trọng mà dầm có thể là thép hình hoặc thép tổ hợp. Dầm có 3 loại chính:
- Dầm đơn giản.
- Dầm phổ thông.
- Dầm phức tạp.
Với các công trình nhà xưởng quy mô, tải trọng lớn. Dầm phức tạp gồm có 3 hệ thống dầm: Dầm chính, dầm phục, dầm bản sàn. Các dầm được liên kết với nhau bằng các phương án: Liên kết chồng, liên kết bằng mặt và liên kết thấp.
Tìm hiểu về 3 loại liên kết
- Liên kết chồng: bố trí cấu tạo đơn giản, chiều cao kiến trúc lớn, tính ổn định thấp.
- Liên kết bằng mặt giảm được chiều cao nhà, tăng độ ổn định, lắp đặt phức tạp.
- Liên kết thấp có ưu điểm như liên kết bằng mặt dùng trong hệ dầm phức tạp.
Làm thế nào để công tác kê thép dầm được tốt nhất ?
Việc thực hiện công tác kê thép dầm sàn sẽ đem lại hiệu quả nếu mọi người thực hiện theo những lưu ý sau:
1) Cục Kê
Cục kê đạt tiêu chuẩn phải là cục bê tông M100 (XM + Cát) có dây kẽm để buộc vào cốt thép để tránh dịch chuyển. Nếu dùng đá 10x20mm để kê sàn là sai kỹ thuật, vì đá này chỉ có thể định vị nhất thời cho cốt thép dầm sàn, trong quá trình thi công đá 10×20 sẽ bị mất vị trí và cốt thép lại rơi xuống sát coffa, không còn lớp bê tông bảo vệ cốt thép (còn hay gọi là cháy thép), nếu còn lớp bê tông cũng bảo vệ rất ít. Vì thế tuyệt đối không nên dùng đá 10×20 để kê sàn. Ta có thể thay thế cục kê bằng “đá hoa cương” vì đá hoa cương bằng phẳng khó bị trượt hơn so với đá 10×20.
Việc kê thép dầm sàn rất quan trọng đặc biệt là những loại sàn thường tiếp xúc với nước hoặc nắng nóng nên dễ bị thấm, vì thế phải hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất hiện các vết nứt do công tác kê sàn gây ra.
2) Thép Kê Mũ ( Chân Chó )
Thép kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của thép mũ chụp theo đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép trên (mũ) và thép sàn dưới. Thực tế thì ta rất ít nhìn thấy được thép kê mũ ở công trình dân dụng mà phần lớn nó được dùng cho các công trình nhà công nghiệp.
Trường hợp các sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn không nhiều thì cũng không ảnh hưởng lắm, nhưng đối với các ô sàn lớn thì sẽ xuất hiện các vết nứt tại các gối dầm. Việc không sử dụng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên (mũ sàn) và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau. Nếu đi lại nhiều sẽ khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, từ đó dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn.
Kết luận: Việc sử dụng “chân chó” và “cục kê” để kê thép dầm sàn là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự chịu lực của dầm. Muốn sàn được thi công đúng như thiết kế, tránh được các hiện tượng nứt nẻ do không thực hiện công tác kê thép dầm sàn ở các công trình xây dựng nhà ở dân dụng thường thấy tại nước ta.
No comments:
Post a Comment